SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VAY THẾ CHẤP VÀ VAY TÍN CHẤP
SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VAY THẾ CHẤP VÀ VAY TÍN CHẤP
Sử dụng vốn vay là một trong những hình thức đang được các cá nhân và doanh ngiệp sử dụng cho các hoạt động kinh doanh hay tiêu dùng theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Bạn bạn có biết hết những hình thức vay nợ? Bạn có biết được sự khác nhau giữa vay nợ thế chấp và tín chấp có gì khác nhau? Và khi nào thì nên sử dụng loại vốn vay nào?
Các bạn chắc vẫn thấy đầy rẫy những tờ rơi, banner quảng cáo hay nhan nhản những lời quảng cáo như: cho vay liền tay, nhanh chóng, lãi suất thấp, chỉ cần CMND, hay cà vẹt xe, vay lãi suất thấp…. Vậy bạn có thắc mắc nó thực hư thế nào và ra sao không ?
SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VAY THẾ CHẤP VÀ VAY TÍN CHẤP
Hiện nay, hình thức cấp tín dụng – vay vốn chủ yếu có hai hình thức phổ biến:
- Vay tín chấp
- vay thế chấp
Chúng ta sẽ cùng phân tích rõ ra hình thức vay vốn trên nhé. Để chúng ta cũng biết và vận dụng vào thực tế vì chắc hẳn bạn sẽ cần ngân hàng hỗ trợ khi cần mua nhà hay mua xe với giá trị cao. Hay sử dụng vốn vay cho các hoạt động của doanh nghiệp mình.
VAY THẾ CHẤP?
Là hình thức vay mà người đi vay phải có và dùng tài sản để thế chấp cho khoản vay. Nếu trong thời gian vay mà người vay không thanh toán, chi trả được khoản nợ. Thì những tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo quy định theo pháp luật và theo hợp đồng vay thế chấp.
Với hình thức này, người vay cần có tài sản thế chấp và chứng minh được sự hợp pháp của tài sản đó bằng các giấy tờ liên quan như sổ đỏ, cà vẹt hay đăng kiểm xe cơ giới đứng tên chủ sở hữu là người đi vay.
VAY THẾ CHẤP?
Thời gian vay thế chấp có thể lên tới 20 năm, và giá trị khoản nợ có thể lên tới hàng tỷ đồng tùy vào tài sản thế chấp và tình hình tài chính của cá nhân hay đơn vị vay. Mục đích sử dụng vốn đa dạng có thể là mua bất động sản, xây nhà cửa, hay mua những tài sản cố định cho công ty…
Tài sản dùng để thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản. Khi sử dụng hình thức này thì tài sản có thể vẫn đứng tên của người đi vay, hoặc đứng tên của tổ chức tín dụng (trong trường hợp cho thuê tài chính).
VAY TÍN CHẤP?
Khác với vay thế chấp thì hình thức tín chấp là vay không cần thế chấp. Người đi vay có thể vay được tiền mà không cần thế chấp bất cứ tài sản gì khác. Tổ chức tín dụng sẽ dựa trên tình hình tài chính và nhu cầu của cá nhân hay doanh nghiệp đi vay để cấp 1 hạn mức cho họ sử dụng.
Hình thức này nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân hay doanh nghiệp. Thời gan vay tín chấp có thể linh hoạt từ 1-4 năm. Số tiền cũng dao động tùy vào nhu cầu từ vài triệu lên tới trăm tỉ tùy vào từng khách hàng vay tiền.
VAY TÍN CHẤP?
VẬY NÊN DÙNG LOẠI HÌNH VAY NÀO ĐỂ PHÙ HỢP CHO BẠN?
Tùy thuộc vào nhu cầu, tình hình kinh tế, mục đích sử dụng vốn của mỗi khách hàng khác nhau để quyết định nên sử dụng hình thức nào phù hợp.
Vậy sự khác biệt cơ bản nhất giữa hình thức vay tín chấp và thế chấp chính là tài sản thế chấp. Là sự rủi ro của khoản vay nợ. Đơn giản nhất bạn có thể hiểu rằng: Hình thức vay tín chấp sẽ có mức rủi ro hơn rất nhiều so với vay thế chấp. Điều đó là đúng nhưng vẫn chưa đủ.
VẬY NÊN DÙNG LOẠI HÌNH VAY NÀO ĐỂ PHÙ HỢP CHO BẠN?
- Hình thức vay tín chấp sẽ gặp rủi ro lớn cho tổ chức tín dụng khi người vay không có khả năng trả nợ. Và không trả nợ theo hợp đồng vay hay sự cam kết trước đó. Còn nếu là trường hợp vay tín chấp và được một bên thứ ba đứng ra nhận bảo lãnh. Khi đó độ rủi ro của khoản vay sẽ giảm và phụ thuộc vào mức độ uy tín của bên thứ ba đứng ra bảo lãnh.
- Còn đối với hình thức vay thế chấp: Rủi ro nó nằm ở tính thanh của tài sản thế chấp, chính là mức độ thanh lý của tài sản, Điều đó cũng chưa đủ bởi khi cho khách hàng vay tiền tất cả các tổ chức tín dụng đều muốn thu hồi vốn và lãi đầy đủ. Không cần sử dụng đến mức thanh lý tài sản để thu hồi khoản nợ không trả được của khách hàng. Tuy nhiên vậy thì tài sản thế chấp đúng là mấu chốt của hình thức này. Nếu nó có tính thanh khoản càng cao (mức độ thanh lý tài sản) thì sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay. Và có mức ưu đãi cũng như có thể vay với hạn mức cao hơn.
So sánh vay thế chấp và vay tính chấp
Nên khi so sánh tính rủi ro của khoản vay nói chung thì tổ chức tín dụng thường sẽ thu thập thông tin về người bảo lãnh và thẩm định qua. Cũng như đánh giá mức độ thanh khoản của tài sản thế chấp để đưa ra những kết quả chi tiết cho khách hàng.
Chính khách hàng là những người nên biết bản thân nên chọn hình thức vay nào cho phù hợp với nhu cầu và mức độ tài chính của mình.
Bởi với mỗi hình thức vay khác nhau sẽ có mức lãi suất và những thông tin chi tiết về số tiền được vay cũng khác nhau.
Hiện tại, bạn vẫn thấy một vài tổ chức về tín dụng với những lời mời hấp dẫn như “cho vay nhanh chóng trong ngày”, “lãi suất thấp”, “cho vay không thế chấp”, “chỉ cần sao CMND”… Điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng và chọn hình thức vay này. Nhưng nếu bạn tìm hiểu sâu hơn về các điều khoản chi tiết của các hợp đồng vay, hãy cẩn trọng khi đọc hợp đồng. Bạn sẽ nhận ra sự thật không hề như những lời quảng bá đấy. Bạn có thể tính ra được mức lãi suất cao ngất.
So sánh vay thế chấp và vay tính chấp
Đơn giản bạn hãy nghĩ với những hình thức vay tín chấp như vậy. Khi không hề qua một bước thẩm định nào mà các tổ chức tín dụng sẵn sang cho vay nhanh chóng. Vậy lãi suất sẽ tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro của khoản vay khách hàng- điều này hẳn ai cũng rất rõ.
Bởi vậy chỉ khi bạn đã kiểm tra và nghiên cứu kĩ, chọn hình thức vay phù hợp thì mới đặt bút kí hợp đồng bạn nhé.
Từ một vài phân tích nhỏ trên bạn có thể rõ được rằng: Với hình thức vay thế chấp thì lãi suất của nó sẽ được ưu đãi hơn vì nó có tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Hình thức vay tín chấp thường sẽ có lãi suất cao hơn vì mức độ rủi ro của khoản vay, vì mức độ thu hồi vốn của ngân hàng thấp hơn.
Ngoài ra, có thêm 1 hình thức nhỏ trong vay thế chấp mà một vài doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ chưa biết rõ. Cho thuê tài chính – nó có thể là lựa chọn sang suốt cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vừa mới thành lập chưa có tài sản nhiều và tình hình tài chính còn chưa vững mạnh. Đó là hình thức tài trợ vốn dài dạn cho khách hàng để mua mới tài sản cố định cho công ty hoặc cá nhân. Chủ yếu là các động sản và dựa trên uy tín hay CIC- lịch sử tín dụng của khách hàng. Hoặc là tài trợ vốn dài hạn bằng cách nhận tái thế chấp những tài sản cố định của khách hàng để giải ngân bằng tiền mặt.
So sánh vay thế chấp và vay tính chấp
Lưu ý nhỏ: Riêng với hình thức này thì tên chủ sở hữu tài sản chính là tên của công ty cho thuê tài chính. Nó chính là một phần nhỏ trong bản chất của vay thế chấp.
Tóm lại, cho dù vay tín chấp hay vay thế thì nó đều có những ưu điểm riêng và nhược điểm riêng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là những khách hàng có thể là cá nhân hay doanh nghiệp nếu muốn sử dụng khả năng đòn bẩy tài chính nhằm để phục vụ những nhu cầu sản xuất hay kinh doanh của mình. Thì cần nghiêm túc và tìm hiểu kỹ những quy định pháp luật, những đặc điểm và chức năng của những hình thức vay và quan trọng là mức độ tính rủi ro của nó!