Chúng tôi hân hạnh chào đón sự hợp tác từ quý vị!
0938 631303 0938 631303

NHỮNG MÔ HÌNH VÀ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG NHÀ YẾN Ở VIỆT NAM

NHỮNG MÔ HÌNH VÀ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG NHÀ YẾN Ở VIỆT NAM

Hiện nay, tình hình kinh doanh nghề nuôi yến có tiềm tăng phát triển cao. Nhiều nhà đâu tư nắm bắt được tình hình đó và có những kế hoạch kinh doanh lâu dài với nó. Nhưng để có được yến thô để chế biến thì cần phải có nơi dẫn dụ yến. Việc thiết kế nhà nuôi yến và những mô hình nhà nuôi cần được xây dựng một cách khoa học. Các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo những vấn đề về xây dựng nhà yến qua bài viết sau đây.

1.Những mô hình nhà yến hiện nay

Hiện nay có 3 mô hình nhà yến ở Việt Nam được xây dựng phổ biến nhất.

Xây dựng nhà yến bằng bê tông cốt thép và gạch:

Đó là một hình nhà yến phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Nó rất phù hợp với điều kiện thời tiết và khi hậu ở Việt Nam. Bên cạnh đó khu vực miền Trung có khí hậu nắng nóng và lũ lụt thời xuyên cũng đặc biệt thích hợp với mô hình đó.

Ngoài việc sử dụng những vật liệu hiện nay một số nhà đầu tư còn sử dụng gạch không để xây dựng nhà yến. Mô hình này đem đếm thời gian sử dụng nhà lâu hơn và phù hợp với khí hậu nước ta.

Xây dựng theo mô hình 3D:

Mô hình này đang được các nhà đầu tư xây dựng với cấu trúc hấp dẫn trong những địa điểm du lịch. Hiện nay mô hình nhà yến này được cả tỉnh miền Nam sử dụng để thiết kế mô hình núi nhân tạo để dẫn dụ chim yến.

Nguyên phần thi công và xây dựng ở mô hình nhà yến này cũng không quá phức tạp. Thực hiện đan khung thép rồi phun hỗn hợp giữa xi măng cùng với chất phụ gia vào. Tuy nhiên tuổi thọ của mô hình này khá thấp dao động từ 5 đến 7 năm. Và chi phí đầu tư thấp và khó khắc phục khi xuống cấp.

Xây dựng mô hình nhà lắp với thiết kế bằng tấm lợp thông minh

Mô hình này được thực hiện theo thiết kế khung sắt và tấm lợp thông minh kết hợp với lợp mái và bao bọc tole. Bên trong là vật liệu cách nhiệt bằng xốp 10cm và tường được làm bằng Prima/Camboard.

Ở TPHCM và các tỉnh miền tây Nam bộ thường sử dụng mô hình này để nuôi yến. Mô hình được thi công nhanh và sử dụng nhiều vật liệu nhẹ phù hợp với các tỉnh miền Nam. Nhưng nó có nhược điểm là độ bền thấp, nhiệt độ và độ ẩm khó điều chỉnh bên trong nhà.

Bên cạnh đó cũng còn một số mô hình xây dựng nhà yến kết hợp với sinh hoạt gia đình.

Tại Việt Nam kỹ thuật xây dựng nhà yến phải phù hợp với tình hình khí hậu ở đây. Do đó các nhà thầu cần nắm rõ những yếu tố địa lý của từng vùng miền để có những thiết kế phù hợp. Thực hiện và thi công những công đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, các nhà đầu tư cần nỗ lực tìm ra giải pháp và sáng tạo cũng như là tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc xây nhà yến. Càng ngày hoàn thiện hơn những mô hình nuôi yến và phát triển nghề này theo hướng bền vưng lâu dài.

2. Những chú ý cần thiết khi xây dựng nhà nuôi yến

Trong quá trình thi công xây dựng nhà yến nên chú ý đến những khoảng không thông từ tầng trên xuống để chim dễ dàng di chuyển. Giúp cho chim yến có thể sinh sống như đang ở trong như hang đất.

Cần gắn thêm những thanh gỗ trên những khoảng không đó để chim đậu vào và diện tích làm tổ cũng tăng lên. Kích thước những thanh gỗ đó là chiều dày từ 1.5 đến 2cm, rộng khoảng 20cm.

Theo các chuyên gia khuyên nên sử dụng những loại gỗ nhẹ và xốp, không bị ám mùi, có màu trắng. Chim yến rất hay bám vào những loại gỗ đó.

Tường nhà nên sử dụng màu trắng để quét lên giúp nhà không bị xuông cấp. Mặt tường trong thì không cần quét vôi mà chỉ cần tô trát tường.

Cần xử lý thêm những tấm lưới nhựa để treo sát bên tường với cách nuôi chim yến trong nhà hiện nay. Với chất liệu làm lưới đó chim vẫn có thể bám vào và làm tổ. Với cách làm đó sau khi thu hoạch chỉ cần gỡ tổ ở lớp dưới xuống rất dễ để vệ sinh là tiện lợi.

Nên xây dựng nhà yến ở một khu vực có ánh sáng gần như trong hang động. Với cường độ ánh sáng là 0,2 đến 0,6 lux, độ ẩm lý tưởng là 80 đến 90% với nhiệt độ từ 27 đến 29oC. Để tạo ra những điều kiện như trên chúng ta cần xây nhà đúng với độ cao cần thiết là dưới 500m. Cần theo chiều gió, giúp tạo ra độ ẩm không khí như trên. Hướng cửa phù hợp với hướng chim ra vào.

Về hướng cửa ra vào của chim cần đặt trên cao để chim thuận tiện bay vào và ra. Thiết kế lỗ ra cho yến với kích thước là 40x80cm đúng chuẩn với nhà yến mới hiện nay.

Về sau nên điều chỉnh độ sáng của phòng với kích thước lỗ từ 30x20cm đến 45x30cm. Chỉ cần xây 1 cửa ra vào cho người nuôi yến, khi vào đi từ phòng nhỏ rồi qua cửa đến phòng chim.

Ngoài ra, cần tính được độ thông gió của phòng để ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ được điều chỉnh theo ý muốn. Lỗ thông gió nên thiết kế đường ống hình “L”, ông thẳng đặt xéo. Ống thông gió được thiết kế không cho những côn trùng bay vào hoặc có thể lắp đặt quạt thông gió.

Để điều chỉnh được độ ẩm của nhà, nền nhà không nên lót gạch mà nên có những chậu hoặc bể nước cạn. Theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện nay thì có thể thiết kế đường ống cao khoảng 1,5m và có rãnh để thu nước chảy về để dễ dàng vệ sinh nhà yến.

Với đường ống được thiết kế như trên giúp nhà yên giữ được nhiệt độ cần thiết và có thể tăng độ ẩm nhờ hệ thống bơm của ống. Bơm nước lên qua các ống nhựa và đục những lỗ để nước chảy xuống giống như hệ thống bơm của hồ cá.

Nên xây dựng nhà yến trong khu đất trống để chim có thể bay lượn trên khoảng không đó. Nền nhà nên là hình vuông với diện tích tối thiểu là 16m2. Trên tường thiết kế những rãnh nước nhỏ để kiến không bám vào. Xung quanh nhà có thể trồng thêm những cây như chuối, sung nhưng không được cao qua lỗ để chim bay.

Do chim yến có khứu giác rất nhạy nên làm cho nhà không còn mùi vôi và xi măng. Vậy nên bắt đầu nuôi yến khi nhà xây được khoảng 2 tháng.

Đồng thời, nhà nuôi yến cần được phun dịch có mùi thơm hữu cơ để chim có thể ngửi được mùi giống như mùi của chim yến. Do đó nó có thể kêu gọi bầy đàn đến sinh sống và chấp nhận chỗ trú mới làm nơi giao phối.

Người nuôi cần phải thiết kế bộ phận âm thanh để dẫn dụ chim yến đến làm tổ trong ngôi nhà của bạn. Khi nghe được những âm thanh quen thuộc chim sẽ kêu gọi bạn tình đến sinh sản trong đó.

Khi đã bay vào ngôi nhà với đầy đủ điều kiện sinh sống nó sẽ kêu gọi thêm bầy đàn đến và tăng số lượng chim theo từng ngày. Đem lại hiệu quả cao hơn cho căn nhà yến của bạn.

Theo tính toán trung bình của các nhà đầu từ thì chi phí xây dựng nhà yến vào khoảng 2,5 đến 3 triệu VNĐ/m2 và chi phí lắp đặt vào khoảng 7 đến 9 trăm VNĐ/m2.

Để nuôi yến thành thì người nuôi cần có kiến thức về nó và đầu tư những thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh sống của yến. Nuôi chim yến là các bạn cần tìm mọi cách để dẫn dụ nó đến và làm tổ trên chính ngôi nhà của bạn.

Các bạn cần thuê những chuyên gia để có những tư vấn cụ thể và quy hoạch được những khu vực phù hợp để nuôi chim yến. Chúc các bạn thành công trong việc xây dựng nhà yến.

 

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.

Image

Hotline

1900 638 036

Image

Thời gian làm việc

Thứ Hai đến thứ Sáu từ: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy, chúng tôi làm việc đến 12:00

Image

Địa chỉ

27 Hồ Văn Huê, P.9, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

0938 631 303