Chúng tôi hân hạnh chào đón sự hợp tác từ quý vị!
0938 631303 0938 631303
Một số vấn đề trên hệ thống thủy lực và cách khắc phục

Một số vấn đề trên hệ thống thủy lực và cách khắc phục

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRÊN HỆ THỐNG THỦY LỰC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1. Hiện tượng xâm thực

Đây là hiện tượng tiêu biểu trên hệ thống thuỷ lực. Nếu áp suất khí quyển lớn hơn áp suất của đường ống vào bơm sẽ xảy ra hiện tượng xâm thực. Lúc đó trong dầu thuỷ lực xuất hiện các bong bóng khí. Chúng sẽ to dần và di chuyển đến gần đường vào của bơm. Các bong bóng khí tạo thành từng đám bám vào bề mặt kim loại. Do áp suất cao nên chúng sẽ bị nén lại và nổ tung một cách đột ngột. Sau đó sẽ trôi tới cửa ra của bơm. Hiện tượng xâm thực sẽ khiến bề mặt kim loại bị vỡ thành từng mảnh kim loại nhỏ. Các bề mặt tiếp xúc sẽ bị hư hỏng. Không còn làm kín được các bề mặt khác. Chưa kể các mảnh kim loại bị vỡ lẫn vào dầu thuỷ lực gây hỏng hóc các động cơ làm việc khác.

Sự xâm thực thường dẫn tới các vấn đề như tắc lọc dầu. Dòng chảy của đường hút bị các đám bong bóng khí tụ lại nên dễ bị tắc. Như vậy tốc độ xâm thực lại càng tăng lên. Khi xảy ra hiện tượng xâm thực làm bơm hoạt động kêu to, rung mạnh. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất của sự xâm thực đó là các chi tiết kim loại bị mài mòn nhanh chóng. Tốc độ mài mòn diễn ra nhanh hơn nhiều so với thông thường.

Mot So Van De Tren He Thong Thuy Luc Va Cach Khac Phuc

1. Hiện tượng xâm thực

Sự xâm thực không chỉ xuất hiện ở bơm thủy lực mà còn xảy ra ở nhiều chi tiết máy khác. Khi lượng dầu cấp không đáp ứng được lượng dầu cần thiết. Có thể xảy ra ở một vài tình huống như bơm thủy lực không đủ dầu cấp. Các chi tiết làm kín có áp suất âm khi chuyển động với tốc độ cao. Hoặc dưới tác động của tải xy lanh thuỷ lực bị kéo.

Các biểu hiện có thể nhận biết được của hiện tượng xâm thực như khi bơm, motor phát ra tiếng kêu to khác thường.

Để hạn chế hiện tượng xâm thực, chúng ta có thể áp dụng một vài cách như: Giảm độ nhớt của dầu thuỷ lực hoặc có thể tăng nhiệt độ. Sử dụng các loại van chống xâm thực một chiều. Đối với ống hút bơm dầu thuỷ lực thì nên làm kín.

2. Dầu bẩn

Theo thống kê các nguyên nhân dẫn tới sự cố trong hệ thống thủy lực thì dầu thuỷ lực bị bẩn chiếm đến 80%.

Dầu thuỷ lực bị nhiễm bẩn thường có 3 loại chính bao gồm nhiễm bẩn khí, nhiểm bẩn chất lỏng và nhiểm bẩn chất rắn. Hư hỏng phổ biến nhất nhưng cũng gây nguy hiểm nhất đó là nhiễm bẩn chất rắn. Nhiễm bẩn chất rắn có thể phá hỏng một cách nhanh chóng các chi tiết thiết bị thủy lực. Nếu hệ thống đã bị xâm nhập thì rất khó để loại trừ. Chưa kể còn tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Nhiễm bẩn chất rắn là hiện tượng các hạt bẩn như hạt cát, chất cặn, các miếng gỉ sét hay các hạt sắt bị bong ra… Để tạo độ nhớt ảo cho dầu thủy lực tái sinh, người ta thường bổ sung các hạt nhựa PE. Lâu ngày các hạt này bị cháy và dính vào hệ thống bơm khiến đường ống nghẽn tắc, giảm áp suất làm việc của máy.

Mot So Van De Tren He Thong Thuy Luc Va Cach Khac Phuc 5

2. Dầu bẩn

Các hạt bẩn này chúng ta sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường do kích thước của chúng quá nhỏ. Chỉ có thể quan sát thông qua kính hiển vi. Có 2 cách để các hạt bẩn này đi vào hệ thống. Từ các khe hở của gioăng phớt chúng theo vào từ ngoài luôn. Hoặc do con người trong lúc vận hành sử dụng dầu cũ, dầu bẩn khi đổ dầu vào thùng. Ngoài ra hạt bẩn còn có thể tự sinh ra do nhiễm bẩn lỏng và nhiễm bẩn khí. Hoặc do hiện tượng xâm thực hay các thiết bị bị oxy hoá gây nên.

Nhiễm bẩn chất lỏng là hiện tượng dầu thủy lực gốc bị pha trộn với các chất lỏng khác nhưng không đồng cấp, đồng chất lượng. Chúng ta có thể nhận biết được khi thấy dầu gốc bị đổi màu và nổi lên trên.

Khi không khí lọt vào trong dầu sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm bẩn chất khí. Khi bạn thấy bọt khí xuất hiện trong thùng dầu hoặc trong các đường ống thì có thể nghi ngờ xem hệ thống có bị nhiễm bẩn khí hay không.

Mot So Van De Tren He Thong Thuy Luc Va Cach Khac Phuc 1

2. Dầu bẩn

3. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục                                                

3.1. Bơm phát ra tiếng ồn hoặc rung động quá mức

– Không khí vào Đường hút của bơm dẫn đến: Bụi bẩn đi vào lọc hút – vệ sinh hoặc thay thế

– Kết nối giữa ống hút và lọc hút không chặt – Vặn chặt lại

– Mức dầu thấp – kiểm tra mức dầu, thêm dầu nếu cần
– Bơm hoạt động quá tốc độ – kiểm tra thông số của bơm và motor

– Sử dụng dầu thuỷ lực không đúng tiêu chuẩn

– Thể tích cơ cấu chấp hành quá lớn dẫn đến mức dầu thấp trong thùng dầu

– Độ nhớt dầu quá lớn dẫn đến lỗ trống – kiểm tra độ nhớt thay thế dầu phù hợp

– Nhiệt độ dầu quá cao – lắp thêm bộ giải nhiệt dầu

– Bơm bị mòn – sửa chữa hoặc thay thế, kiểm tra lọc dầu

– Motor và bơm lắp không đồng trục – kiểm tra độ đồng tâm

– Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt- vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần.

3.2 Máy bị lịm do thủy lực có những nguyên nhân sau:

– Do áp xuất pump chính lớn không phù hợp với động cơ hạ áp

– Do lắp ống kích bị sai ống “rơ le thủy lực” lắp đặt lại ống

– Do bị dính gối pump rà lại gối

– Do điện pump bị mất đấu lại điện pump

– Do pump điều khiển áp xuất quá cao hạ áp xuất pump điều khiển

– Do kẹt van phân phối rà lại van phân phối

– Do tắc đường hồi vệ sinh lại van một chiều và van hồi

– Do lắp sai van bi một chiều trong pump tổng

Mot So Van De Tren He Thong Thuy Luc Va Cach Khac Phuc 4

3.2 Máy bị lịm do thủy lực có những nguyên nhân sau:

3.3 Máy làm yếu một thao tác có thể gồm những nguyên nhân sau:

Nếu máy làm một thao tác bị yếu còn các thao tác khác vẫn khỏe, có thể do:

– Do van áp nhánh bị lọt nhớt -mà lại thay xiêu “ozin” xin

– Do phớt xi lanh bị hở không kín – thay phớt

– Do cổ góp trung tâm bị đứt xiêu – thay xiêu “ozin” xin

– Do xiêu ”xin, ozin”, thắng bị mòn.

3.4 Nguyên nhân khiến nóng máy làm yếu một thao tác

– Phớt ty có vấn đề và có thể bị hỏng. Cần chẩn đoán và thay lại phớt ty nếu cần. Khi phớt ty bị hư hỏng sẽ bị tụt ví dụ như nâng lên tự tụt xuống hoặc co vào tự mở ra

– Do van áp nhánh bị kê, hở của ty kê van – cần xúc rửa lại van áp nhanh thay xiêu, xin, ozin. Cần thay xiêu motor

3.5 Nguyên nhân khiến nóng máy làm yếu nhiều thao tác

– Do van điều khiển hệ thống xiêu, xin, ozin, pitong và van hình nón bị mòn. Cần thay thế xiêu, xin, ozin để đảm bảo máy hoạt động tốt. Nếu pitong mòn cần mạ lại để làm kít và động cơ hoạt đồng. Cần rà lại van hình nón để sửa chữa và khắc phục.

– Bị mòn pump điều khiển bị. Nên rà lại cả hai mặt bích pump.

– Do hệ thống ống điều khiển bị tắc – Phải kiểm tra để thông tắc hoặc thay ống

– Hệ thống pump tổng bị lòn. Kiểm tra bằng cách đổ nhớt vào ống lên phân phối, nếu nó bị tụt là đúng do pump bị lòn.

– Hoặc cũng có thể do van tông bị lòn. Cần kiểm tra, rửa vệ sinh sạch sẽ.

– Hệ thống làm mát nhớt thủy lực hoạt động kém – Cần kiểm tra lại hệ thống làm mát để hoạt động không bị rung, đè.

3.6 Quay toa chỉ hoạt động một bên có những nguyên nhân sau:

– Do điều khiển, kiểm tra van trượt điều khiển có bị kẹt không nếu kẹt cần lắp lại hoặc rà lại

– Do đường ống bị tắc đối với máy cũ rất hay gặp – cần thay ống khác

– Do van đầu motor có một van bị kê – cần xúc rửa

– Do mặt chà, mặt xoa, đĩa phân phối bị lòn một bên – cần rà lại mặt chà, mặt xoa, đĩa

– Do phanh, thắng một xiêu, xin, ozin bị đứt hoặc lòn – cần thay lại

Mot So Van De Tren He Thong Thuy Luc Va Cach Khac Phuc 2

3.6 Quay toa chỉ hoạt động một bên có những nguyên nhân sau:

3.7 Máy mất quay toa cả hai bên nhưng nặng máy:

– Do đường ống thắng, phanh bị tắc – cần thay ống

– Do điện mở của ống phanh, thắng bị mất – cần kiểm tra cầu chì dây dẫn

– Do solenoid mở nhớt bị hỏng cần kiểm tra thay solenoid, trong trường hợp cấp bách tháo bỏ lò xo

– Do xiêu, xin, ozin, phanh, thắng bị hỏng – cần thay lại

3.8 Quay toa mất cả hai bên không nặng máy:

– Do điều khiển bị mất không điều khiển được – cần kiểm tra ống điều khiển xem có nhớt có lên bộ phân phối

– Do hỏng, vỡ nhông 13 răng ăn vào vành quay toa – tháo nắp dưới gầm kiểm tra và thay nhông

– Do gãy đứt cốt motor quay toa – cần thao thay cốt

3.9 Quay toa yếu nhưng nặng máy:

– Do phanh, thắng bị bó, dính không mở

-Do điện thủy lực không mở không có nhớt lên để mở phanh, thắng

– Do xiêu, xin, ozin bị mòn không giữ được áp xuất dẫn đến không mở được phanh, thắng

– Do bi bị khô không bôi trơn bi bó dính cũng gây ra nguyên nhân trên

3.10 Máy tiến được lùi không được:

– Do điều khiển, dây điều khiển chỉnh không đúng

– Do ống điều khiển một bên bị lọt nhớt không đủ áp điều khiển

– Do xiêu, xin, ozin của phanh, thắng bị mòn một cái cũng gây ra nguyên nhân trên.

– Đối với samsum lốp còn thêm xiêu, xin, ozin ở bộ phân phối, bộ công tắc bị hỏng

– Do điện điều khiển một dây bị đứt

– Do solenoid điều khiển bị cháy

– Do van trượt bị kẹt một phía

Mot So Van De Tren He Thong Thuy Luc Va Cach Khac Phuc 3

3.10 Máy tiến được lùi không được:

3.11 Máy tiến lùi cả hai bên không được:

– Van tổng bị kê

– Do điều khiển bị mất

– Do gãy trục pump

– Do bị bó phanh, thắng

– Do gãy trục motor

– Do hỏng pump

3.12 Có nhớt đen lọt lên thùng thủy lực cộng theo mạt mịn trắng:

Điều này ít người để ý cứ thay pump lại hỏng do phớt motor bị hỏng nhớt thủy lực lọt sang. Áp suất đường hồi 10kg nhưng khi tắt máy áp suất bằng đường hồi bằng 0. Đường hồi bị lẫn tạp chất do hớt từ hộp giảm tốc lọt qua.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ thống thuỷ lực hoạt động không hiệu quả. Hy vọng qua một vài lưu ý trên đây, bạn có thể nhận biết và khắc phục để sử dụng đạt hiệu quả tối đa.

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.

Image

Hotline

1900 638 036

Image

Thời gian làm việc

Thứ Hai đến thứ Sáu từ: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy, chúng tôi làm việc đến 12:00

Image

Địa chỉ

27 Hồ Văn Huê, P.9, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

0938 631 303