Tình hình các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh cà phê
TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CÀ PHÊ
Kinh doanh cà phê là một lĩnh vực được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia vào. Có những doanh nghiệp lớn mạnh và cũng có những doanh nghiệp dần dần biến mất. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được điều đó với số lượng quán cà phê ngày càng tăng lên.
Nhưng có bao nhiêu quán, chuỗi cà phê hoạt động được bền bỉ trong thời gian dài?
Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tinh hình các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Xem có những biến động hay có những thay đổi gì trong lĩnh vực này bạn nhé.
Tình hình tiêu thụ cà phê
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói tiêng, tình hình tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên.
Theo như thông tin từ những bài báo cáo về tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới trong năm 2017 đến 2018. Có đến 158 triệu bao cà phê được tiêu thụ trong khoảng thời gian này.
Và có thể dễ dàng nhận thấy một điều là cà phê là loại thức uống rất phổ biến. Được người dân của chúng ta ưa chuộng và sử dụng rất thường xuyên.
Theo như những ước tính, thì 2,2 tỷ cốc cà phê sẽ được tiêu thụ cho mỗi tuần. Và khu vực tiêu thụ cà phê nhiều nhất trên Thế Giới được đánh giá là Châu Âu.
Có thể nói cà phê trở thành một sản phẩm rất được ưa chuộng và nó góp phần lớn vào GDP. Với sự ưa chuộng và được sử dụng phổ biến, điều này giúp cho nghành sản xuất cà phê ngày càng tăng trưởng. Và các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những phát triển mạnh hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu này. Để có thể không chỉ cung cấp cho lượng tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu nữa.
Bạn có biết có đến 662,2 nghìn ha được trồng cà phê ở nước ta tính đến nắm 2017. Và Đak Lak luôn là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất của nước ta với 31% tổng diện tích.
Với diện tích đất lớn, lượng cà phê được sản xuất ra nhiều. Tình hình xuất khẩu của nước ta đạt 1.000 tấn trong năm 2017-2018. Chủ yếu xuất khẩu ở một số nước như là Ý, Indonesia, Mỹ, Đức,…
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê từ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Brazil,… Đó là những loại như cà phê pha sẵn, cà phê tươi và có cả cả phê rang.
Những thông tin từ VICOFA- hiệp hội cà phê- ca cao Việt nam, cà phê đa phần được thu mua từ các nông hộ. Và từ những người thương lái đó các doanh nghiệp sẽ mua được số cà phê. Tính đến hiện nay số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đạt con số 150 doanh nghiệp. Và có đến 3.000 bao gồm các đại lý thu mua cà phê, con số này ngày càng tăng lên.
Ngoài ra thì số lượng các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành cà phê cũng ngày càng tăng. Và số lượng này chiếm phần lớn trong tổng kiêm ngạch xuất khẩu. Chủ yếu lượng cà phê xuất khẩu là cà phê đã thông qua quá trình chế biến và sản phẩm từ chế biến sâu.
Số lượng doanh nghiệp đầu tư và sản xuất và xuất khẩu cà phê ngày càng tăng lên ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đạt sự tăng trưởng nhanh chóng trong những mảng như bán lẻ cà phê. Ước tính doanh thu đã tăng lên khoảng 12-13 % trong năm 2017 của các doanh nghiệp này. Một mức tăng trưởng rất cao và vượt trội so với các ngành nghề khác.
Với những chính sách hỗ trợ từ nhà nước, cụ thể là bộ Tài Chính đã ban hành những quy định về thuế xuất khẩu. Với mức thuế xuất khẩu có thể là 0%, đây là một ưu ái dành cho các doanh nghiệp này. Về thuế nhập khẩu thì nó cũng được áp dụng theo những ưu đãi đặc biệt. Và nó đã được thỏa thuận giữa các hiệp hội với các thỏa thuận song phương.
Tình hình kinh doanh cà phê
Phần lớn diện tích của chúng ta trồng 2 loại cà phê Arabica và Robusta, và loại Robusta chiếm phần lớn diện tích.
Chúng ta cũng có thể biết được là phần lớn cà phê được trồng ở Tây Nguyên và khu vực miền Trung. Với diện tích trồng và sản xuất cà phê khá lớn. Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều mặt hàng cà phê ra các nước trên thế giới.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhập khẩu một lượng các thương hiệu cà phê từ các nước khác. Như là Mc café, Starbucks, PJ’s Coffee, Dunkin Donuts,… và nhiều hãng cà phê khác nhằm phục vụ cho các chuỗi cà phê trong nước.
Một trong những công ty nhập khẩu với lượng lớn cà phê với 14,5% và 13,3% tỉ trọng. Đó là công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế và TNHH Cà phê Outspan Việt Nam.
Còn về thị phần về sản xuất và kinh doanh cà phê trong nước, được chia đều cho hầu hết các doanh nghiệp. Kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp có tỉ lệ bán lẻ cà phê đứng hàng đầu với doanh thu 33,8% là Nestle. Kế tiếp đó là Tập đoàn Trung Nguyên và công ty Vinacafe Biên Hòa. Có thể nói 2 công ty này hiểu rõ được tính cách của khách hàng và có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, họ không có nhiều tài chính như Nestle, thế nên hai công ty này chỉ đứng thứ 2.
Kinh doanh chuỗi cà phê
Ngoài lĩnh vực kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu cà phê thô và đã qua quá trình chế biến sâu. Lĩnh vực kinh doanh chuỗi cà phê cũng tăng trường không hề kém cạnh.
Những năm gần đây, doanh thu từ việc kinh doanh chuỗi cà phê tăng lên nhanh chóng. Chúng ta có thể nhận thấy một điều là các quán cà phê xuất hiện lên rất nhiều. Với nhiều phong cách từ cổ điển, bình dân, trẻ trung năng động, sáng tạo phù hợp với nhiều đối tượng. Thế nên những quán cà phê này đã nhanh chóng thu hút được lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh chuỗi cà phê cới mức tăng trường mỗi năm đến 32%, sự tăng trưởng này rất nhanh chóng. Những thương hiệu cà phê từ sự xâm nhập vào từ thị trường quốc tế. Đến những chuỗi cà phê với thương hiệu trong nước và những thương hiệu mới nổi,… Như là Highland Coffee, Coffee Bean and Tea Leaf, The Coffee House,…
Tuy nhiên với nhiều thương hiệu dần xuất hiện và phát triển trên thị trường. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ đã ngày càng trở nên khắc khe. Và các doanh nghiệp hằng ngày phải cố gắng nâng cao chất lượng của mình.
Kinh doanh chuỗi cà phê
Tuy là có nhiều chuỗi cà phê với nhiều thương hiệu từ mới đến lâu đời, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quán cà phê khác xuất hiện. Với sự hoạt động riêng lẽ nhưng nó vẫn thu hút được nhiều khách hàng.
Bên cạnh đó những chuỗi cà phê với phong cách trẻ trung, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và những người đi làm. Đã thu hút được lượng khách hàng khá lớn với những điểm độc đáo từ dịch vụ. Như là mở cửa hàng 24/24 giờ, có chỗ nghỉ ngơi, ngủ dành cho khách hàng,…
Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy thị trường sản xuất, kinh doanh cà phê ở nước ta đang lớn mạnh. Với những tập đoàn từ lớn đến nhỏ với những công ty lâu đời và mới mẻ,… Điều này đã giúp cho tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong việc kinh doanh cà phê sẽ nhanh chóng phát triển hơn.
Việt Nam là nước đứng thứ 2 về sản lượng cà phê được sản xuất ra. Và hiện tại đang cố gắng để vươn lên vị trí đứng đầu và sẽ tăng trưởng nhanh chóng hơn nữa. Thế nên lĩnh vực kinh doanh cà phê này thật sự rất tiềm năng trong thời gian sắp tới. Chúng ta có thể tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh này với những thông tin trên đây.
Và hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh cà phê.