NHỮNG KHU VỰC NỔI TIẾNG VỀ TRỒNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
NHỮNG KHU VỰC NỔI TIẾNG VỀ TRỒNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Cà phê được du nhập vào nước ta ở những 1857 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay. Theo chân những giáo sĩ người Pháp cà phê được đưa đến Việt Nam ta. Từ đó Việt Nam chúng đã phát triển nó lên tầm cao mới và là nước có sản lượng cà phê hàng đầu thế giới. Từ những đồn điền cà phê do người Pháp chủ từ thời thuộc địa trải qua nhiều thăng trầm. Cây cà phê đã vươn mình mạnh mẽ trở thành một trong những loại cây trồng xuất khẩu cao nhất nước chỉ sau lúa gạo. Với vị trí thứ 2 hiện nay trên bản đồ thế giới về xuất khẩu cà phê. Việt Nam ngày càng nâng cao việc trồng cà phê ở nhiều khu vực có khí hậu thuận lợi ở nước ta.
1.Những giống cà phê đầu tiên ở nước ta
Arabica (Coffea arabica): thông qua các giáo sĩ người Phápgiống cà phê này được đưa vào nước ta năm 1857. Giống cà phê này được nhân giống để trồng thực nghiệm ở các tỉnh phía bắc như Nghệ An, Thanh Hóa.Và sau đó mở rộng sang các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Với sự phát triển đó cà phê được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Nhưng cuối cùng thì người ta phát hiện ra rằng cây cà phê phù hợp với đất đai và khí hậu ở Tây Nguyên.
Vào những năm 1908 người Pháp lại đêm thêm hai loại cà phê khác là Robusta và Exelsa. Và không dừng ở đó người Việt ta đã thử nghiệm các loại giống cà phê đến từ Congo trồng ở Tây Nguyên. Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của cà phê ở khu vực này thì nhân giống khắp các tỉnh Tây Nguyên. Xuyên suốt nhiều năm trồng cà phê ở nhiều nơi thì đến năm 1986 lượng cà phê bị chậm lại và có sản lượng thấp. Năm 1986, với tổng diện tích trồng cà phê là 50000ha và sản lượng 18400 tấn thấp nhất trong những năm phát triển.
1.Những giống cà phê đầu tiên ở nước ta
2.Những vấn đề lúc sơ khai về trồng cà phê ở nước ta
Qua nhiều năm phát triển cà phê kết quả nhận thấy cây cà phê Arabica không đem đến kết quả khả quan và dễ gây sâu bệnh nấm gỉ sắt. Cây cà phê vối hay gọi là Robusta phát triển không tốt ở vùng đất phía Bắc do khí hậu ở đó khá thấp vào mùa đông. Nhiệt độ thấp quá cho sự phát triển bình thường của nó.Những với việc trông cà phê mít (Excelsa) phát triển mạnh mẽ cho năng suất vừa phải nhưng giá lại ở mức thấp. Và cũng chính thời điểm đó những chuyên gia đến từ nước ngoài khuyên chúng ta về vấn đề trồng cà phê. Chỉ nên trồng cà phê mít ở các tỉnh phía Bắc còn đối với cà phê vối thì trồng ở phía Nam. (theo tài liệu Cây cà phê ở Đông Dương năm 1940)
Ở giai đoạn năm 1960 đến 1970 ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có rất nhiều khu nông trường được xay dựng. Trong đó có cà phê chè, vối , mít được các nông trường đem vào trồng. Nhưng tình hình cũng không mấy sáng tỏ và đến những năm thập niên 70 người đã không trồng cà phê ở phía Bắc. Khí hậu ở đó không đảm bảo cho cây cà phê phát triển bền vững ảnh hưởng đến kinh tế vùng đó.
2.Những vấn đề lúc sơ khai về trồng cà phê ở nước ta
3.Phát triển cà phê ở những năm gần đây
Muốn đạt được kết quả tốt khi trồng cà phê ở nước ta. Chúng ta phải nắm được thời cơ khí hậu và người dân mới có thể phát triển nó. Trong số đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là khí hậu. Nắm bắt được những vấn đề về khí hậu giúp thúc đẩy và nhảy vọt cà phê Việt lên tầm cao mới.
Hiện nay khi nhắc đến cà phê thì người ta nghĩ ngay đến các tỉnh Tây Nguyên. Các khu vực nổi tiếng về trồng cà phê như Núi Min, Trạm Hành, Buôn Mê Thuộc…và là vựa cà phê Robusta lớn hàng đầu trên thế giới.
Khu vực Tây Nguyên hay gọi là các Cao nguyên trung phần được loại đất đỏ bazan trù phú tạo nên. Loại đất này với các tính chất cơ lý tốt, lượng dinh dưỡng cao, khả năng giữ nước tốt, độ xốp 62-65%… Ngoài ra thì các cao nguyên này nằm ở độ cao 500-600m so với mực nước biển. Mang lại lợi thế về khí hậu mưa nhiều mát mẻ rất thích hợp để cây cà phê Robusta phát triển. Bên cạnh đó cũng có thể phát triển được nhiều loại các công nghiệp khác.
3.Phát triển cà phê ở những năm gần đây
Buôn Mê Thuộc cũng là khu vực trồng cây cà phê sớm nhất ở nước ta. Trước đó thì người Pháp cũng đã khảo sát rất kỹ lưỡng về khí hậu, đất đai, phù sa… Nên chọn nơi này để canh tác các loại cây cà phê như Robusta. Và từ đó lấy Buôn Mê Thuộc là khu vực trọng tâm và phát triển sang các khu vực lân cận ở bán kính 100km. Các cây cà phê đều phát triển rất tốt ở vùng này như là khu vực Tân Lập, Tân An, Tân Hợi, Cư Ebut…
Ngoài ra cây cà phe Espresso đến từ Ý cũng phát một cách rất ổn định nhưng với mật độ thấp. Với sản lượng Robusta đứng đầu cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài đứng vị trí hàng đầu thế giới. Cung cấp một sản phẩm cà phê chất lượng về hương vị từ đó người ta vẫn thường gọi Buôn Mê Thuộc là “thủ phủ cà phê”. Mang hương vị của đất nước đến những vị khách nước ngoài cũng như là đem văn hóa ta đến với các vị khác đó. Từ đó cây cà phê cũng đem lại nguồn kinh tế cao cho những người dân Buôn Mê Thuộc và các tỉnh Tây Nguyên.
3.Phát triển cà phê ở những năm gần đây
Tuy cùng nằm trên mảnh đất Tây Nguyên trù phú này những cà phê khu vực Cầu Đất, Núi Min.. ở Lâm Đồng lại cho hương vị khác biệt. Một hương thơm quyến rũ của hạt cà phê Arabica đem đến cảm nhận khác cho thế giới. Với độ cao của khu vực này là 1500 so với mực nước biển. Mang lại khí hậu mát mẻ, với những quả đồi thoai thoải tạo nên khu vực mới của cà phê.
Lâm Đồng luôn là địa điểm lý tưởng cho việc trồng cà phê Arabica phát triển mạnh mẽ. Luôn sản sinh ra những hạt cà phê mang hương vị đặc biệt và chất lượng hàng đầu thế giới. Đặc biệt là khu vực Cầu Đất đã đưa cà phê lên thị trường thế giới với hương vị quyến rũ và đặc biệt nhất. Luôn được coi là “bà hoàng” của khu vực về sản xuất cà phê.
3.Phát triển cà phê ở những năm gần đây
Khe Sanh thuộc tỉnh Quãng Trị là một trong những vùng đất phát triển về giống cà phê Arabica và Catimor. Khu vực này có độ cao rất phù hợp và là nơi đồng bằng chịu những cơn gió Lào thổi về. Làm cho cỏ bị khô cháy và con người ở đây họ cũng rất cần cù chịu khó. Họ đã tạo nên một khu vực nổi tiếng về các loại cà phê. Ngoài ra, nước ta còn có cả vùng Tây Bắc nổi tiếng về cà phê qua nhiều năm lịch sử. So với các tỉnh Tây Nguyên thì sản lượng khu vực này thấp hơn nhưng đã góp phần vào sản lượng cả nước. Đem đên sự đa dạng về cà phê ở mỗi vùng trên nước ta. Trồng cà phê ở nhiều nơi sẽ làm đa dạng giống cây trồng và tăng sản lượng toàn quốc.
3.Phát triển cà phê ở những năm gần đây
Ngoài những vùng nói trên cà phê ở nước ta còn được biết đến từ vùng Đắk Mil thuộc Đắk Nông. Có tới 19000 hecta cà phê với sản lượng lên đến 42930 tấn chiếm diện tích ¼ của huyện đó. Ngoài ra chiếm 1/3 lượng cà phê của khu vực. Hương vị cà phê ở đây cũng rất đặc biệt luôn tạo sự trầm tư sâu sắc cho người thưởng thức.
Gia Lai cũng là khu vự thuộc Tây Nguyên với sự thống trị của cà phê Chư Sê. Một huyện ở phía nam tỉnh này, với diện tích 12000 hecta cà phê. Luôn mang lại hương vị cà phê đầy chất nhiệt huyết và sục sôi. Ngoài ra, có còn nhiều vùng như An Khê, Ia Sao cũng phát triển loại giống này.