TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA VIỆT NAM NĂM 2019
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA VIỆT NAM NĂM 2019
Năm 2019 là năm biến động của thị trường dầu trên toàn thế giới. Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng chung của thị trường. Cùng nhìn lại những con số trong năm vừa qua để biết được tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu. Và dự đoán xem có những tín hiệu trong tích cực trong năm 2020 tới hay không?
Thị trường xuất khẩu xăng dầu
Theo những số liệu mới nhất được cập nhật từ Tổng cục Hải quan cho biết. Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường hơn 220.000 tấn xăng dầu. Thu về tương đương 133,65 triệu USD trong tháng 11/2019 vừa qua. Tăng hơn 30% về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu so với tháng trước. Nhưng so với cùng kỳ năm 2018 thì sản lượng giảm 0,7% và kim ngạch giảm đến 14,1%.
Tính trung bình cho toàn năm 2019 thì sản lượng xăng dầu xuất khẩu đạt gần 3 triệu tấn. Tương đương so với năm 2018, chỉ giảm 0.7% về sản lượng và giảm 7% về kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trong tháng 11 giá xăng dầu xuất khẩu thấp hơn 0.2% so với tháng 10. Và so với tháng 11/2018 thì thấp hơn tới 13.5%. Mức giá tính trung bình xấp xỉ 607,2 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu xăng dầu
Như vậy, so với năm 2018 thì giá xăng dầu xuất khẩu trong năm qua thấp hơn 6.3%. Mức giá năm 2018 là 613,7 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu xăng dầu trong năm vừa qua có sự thay đổi rõ rệt. Thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất cho Việt Nam trong năm 2019 là khu vực các nước Đông Nam Á. Chiếm gần 40% tổng lượng dầu xuất khẩu ra các thị trường. Tương đương tổng lượng tiền gần 423 triệu USD. So với năm 2018 thì xuất khẩu cho khu vực Đông Nam Á tăng gần 36% về sản lượng và cao hơn 28% về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên giá xuất khẩu lại thấp hơn 5.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ đạt 526 USD/tấn.
Trong khu vực Đông Nam Á thì Campuchia đang là thị trường nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Việt Nam.Việt Nam đã xuất khẩu cho Campuchia tới hơn 21 nghìn tấn dầu. Chiếm tới 22% tổng trọng lượng xuất khẩu. Đạt gần 378 triệu USD. Chỉ tính riêng tháng 11 năm 2019, xuất khẩu xăng dầu sang Campuchia đạt 621.000 tấn. Chắc chắn chúng ta đều không ngờ rằng với một đất nước nhỏ bé như vậy nhưng lại đem lại nguồn thu rất lớn cho Việt Nam.
Tuy chiếm tỷ lệ là khu vực xuất khẩu cao nhất nhưng nếu so với năm ngoái. Tỷ lệ xuất khẩu xăng dầu qua Campuchia đã giảm hơn 3,6% về sản lượng. Đồng thời kim ngạch giảm 14,9%.
Thị trường xuất khẩu xăng dầu
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn thứ 2 của Việt Nam với 488.600 tấn. Chiếm tỷ trọng 17.4% về sản lượng, chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch. Thu về khoảng 348 triệu USD.
Do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nên lượng xăng dầu mà chúng ta xuất khẩu qua cho Trung Quốc đã tăng 16% về sản lượng cũng như kim ngạch. Đồng thời giá tăng thêm 0.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đạt 712.7 USD/tấn.
Thị trường tiếp theo là Thái Lan. Đây là thị trường nhập lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong năm vừa qua xuất khẩu đạt 183.800 tấn xăng dầu, tương đương 98,6 triệu USD. Tuy nhiên giá xuất qua Thái Lan lại giảm 10,9%. Nhưng tính theo sản lượng thì tăng mạnh, lên tới 38.8%. Còn về kim ngạch xuất khẩu tăng 23.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ xuất khẩu xăng dầu qua cho Thái Lan đạt 6% trong tổng số lượng xuất khẩu.
Đứng thứ tư là thị trường Singapore và thứ năm là Malaysia. Theo đó, hơn 187 triệu tấn xăng dầu đã được xuất khẩu sang Singapore. Thu về tương đương xấp xỉ 85 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2018 thì kim ngạch tăng 185%. Đồng thời sản lượng tăng mạnh tới gần 152%.
Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Singapore chiếm 6,7% trong tổng trọng lượng. Và khoảng 4,9% kim ngạch.
Sản lượng xuất khẩu xăng dầu sang Malaysia đạt trên 165 nghìn tấn. Thu về tương đương 68,4 triệu USD. Chỉ tăng xấp xỉ 21% về sản lượng và gần 13,6% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường có tỷ lệ xuất khẩu tăng nhanh nhất đối với Việt Nam là Philippines. Mặc dù chỉ xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn và thu về 0.61 triệu USD. Nhưng trong năm vừa qua tốc độ tăng trưởng về sản lượng lên tới 345.6%. Còn về kim ngạch xuất khẩu thì tăng hơn 268.9% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy thị trường khu vực Đông Nam Á rất tiềm năng. Nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Nên cơ hội và thị trường hiện đang rất lớn cho ngành dầu.
Thị trường xuất khẩu xăng dầu
Thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tăng trưởng khá tốt. Mỗi năm đều tăng một khoảng nào đó dù thị trường bấp bênh. Tuy không có sự đột phá nhưng vẫn duy trì được thị trường. Đảm bảo không bị mất thị trường. Lượng dầu thô xuất sang Nhật Bản trong năm 2019 tăng gần 50%. Còn thị trường Hàn Quốc tăng hơn 100% về sản lượng. Tổng thu về cho 2 thị trường này đạt hơn 200 triệu USD. Tuy xét về tốc độ không tăng quá nhiều cũng như thị phần so với các khu vực khác không cao. Nhưng mức ngân sách vẫn đạt “phong độ” như thường lệ.
Ngược lại với những thị trường trên. Xuất khẩu xăng dầu qua Indonesia giảm mạnh. Giảm mất 76% sản lượng xuất khẩu, chỉ đạt 360 tấn.
Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu từ hầu hết các thị trường
2 quý đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu 4,39 triệu tấn xăng dầu, trị giá 2,72 tỷ USD, giảm 38% về lượng, giảm 41,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng gần đây giảm mạnh liên tục, tháng 5/2019 giảm 19,3% về lượng và giảm 20,4% về kim ngạch; tháng 6/2019 giảm tiếp 33,4% về lượng, giảm 40,9% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 530.196 tấn, tương đương 305,63 triệu USD;
Tính chung cả 2 quý đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu 4,39 triệu tấn xăng dầu, trị giá 2,72 tỷ USD, giảm 38% về lượng, giảm 41,8% về kim ngạch so với 2 quý đầu năm 2018, giá trung bình 618 USD/tấn, giảm 6,2%.
Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu từ hầu hết các thị trường
Mặc dù nhập khẩu xăng dầu ở các thị trường lớn khác giảm sút về sản lượng cũng như kim ngạch. Nhưng có một thị trường mà tỷ lệ nhập khẩu tăng rất mạnh. Đó là từ Hồng Kông. Tăng khoảng 452% sản lượng và 325% về kim ngạch. Có thể giải thích cho hiện tượng này là do giá dầu nhập khẩu từ Hồng Kông giảm mạnh trong năm 2019 tới 22,9% so với năm 2018.
Tính chung năm 2019 nhiều biến động thì sản lượng nhập khẩu vẫn không giảm. Chúng ta đã tăng tới 250% về sản lượng lẫn kim ngạch. Lượng xăng dầu nhập khẩu tới 8 triệu tấn. Tương đương hơn 4 tỷ USD. Giá nhập khẩu cũng không bị ảnh hưởng nhiều, chỉ tăng 1% so với năm 2018. Khoảng 474 USD/ tấn.
Thị trường Malaysia là nơi Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều thứ 2. Với 1,22 triệu tấn xăng dầu nhập khẩu từ Malaysia, tiêu thụ khoảng 722,13 triệu USD. Tuy nhiên so với 2018 thì số liệu này vẫn giảm 40% về sản lượng cũng như kim ngạch. Giá nhập khẩu 592 USD/tấn, giảm trên 3,5%.
Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu từ hầu hết các thị trường
Các thị trường khác mà trong năm 2018 chúng ta đã nhập khẩu nhiều đều hạn chế nhập khẩu trong năm 2019. Ví dụ như nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm gần 50% sản lượng cũng như kim ngạch.
Nền kinh tế trong năm 2019 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chính là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Nhiều lệnh trừng phạt được đưa ra để trả đũa cũng như kéo nền kinh tế từng bên đi lên. Khối OPEC cũng như phe đồng minh đang tìm mọi cách để tăng giá dầu của thế giới lên. Vì vậy, nắm bắt được cơ hội và đưa ra các chiến lược xuất nhập khẩu dầu là vô cùng khó khăn.
Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu từ hầu hết các thị trường
Dự đoán trong năm 2020 thị trường dầu sẽ có nhiều khởi sắc. Cho nên nhà nước sẽ có những chính sách để đảm bảo thị trường tuân theo quy luật tự nhiên. Đem lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Trên đây là một số thông tin về tình hình xuất và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta năm 2019. Hy vọng chúng ta có thể nắm được những thông tin này. Và hiểu rõ hơn về thị trường dầu nhớt, xăng dầu ở nước ta.