NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT GIỮA THẨM ĐỊNH VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT GIỮA THẨM ĐỊNH VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN
Hẳn khi đọc qua tiêu đề các bạn đều biết rõ rằng thẩm định tín dụng cho doanh nghiệp chắc chắn khác với thẩm định cho cá nhân. Tuy nhiên khác như thế nào? Và thực tế ra sao thì không hẳn bạn nào cũng rõ được. Vì vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu và đi làm rõ vấn đề này nhé.
Khái niệm về thẩm định tín dụng
Mọi người đã nghe nhiều về cụm từ thẩm định tín dụng, vậy nó là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng đó là việc mà các nhân viên của tổ chức tín dụng hay ngân hàng thực hiện những quy trình để thẩm tra sự chính xác của các hồ sơ vay của khách hàng. Xem xét những vấn đề liên quan đến hồ sơ vay từ những nhân viên sale đem về. Xét tính khả thi, độ phù hợp của phương án hay mục đích vay vốn. Xét tính phù hợp theo các quy định pháp luật của nhà nước.
Những vấn đề khi thẩm định tín dụng:
Sau khi thu nhận và tiếp quản những thông tin, hồ sơ khách hàng từ các nhân viên Quan hệ khách hàng sẽ trực tiếp thẩm định hồ sơ:
- Thẩm định tình hình thực tế khách hàng, đánh giá và đưa kết quả báo cáo về khách hàng đang cần hỗ trợ vay vốn.
Theo các yếu tố: Đánh giá nhân thân, tư cách, pháp lý. Đánh giá năng lực tài chính. Đánh giá mục đích vay vốn. Đánh giá phương án trả nợ. Đánh giá tài sản bảo đảm, tính pháp lý. Đánh giá lịch sử trả nợ
- Chấm điểm xếp hạng tín dụng, cập nhật, rà soát chấm điểm tín dụng theo quy định;
- Thẩm định tài sản thế chấp vay của khách hàng.
- Đưa ra báo cáo và ý kiến độc lập đối với hồ sơ của khách hàng. Quyết định việc đồng ý hay không với khoản vay đấy. Đánh giá và đưa ra nhận xét về mức độ rủi ro đối với việc cấp hạn mức. Đề xuất thêm ý kiến và biện pháp để chống rủi ro khi thống nhất cấp tín dụng cho khách hàng.
Những vấn đề khi thẩm định tín dụng:
Thẩm định về tín dụng doanh nghiệp
Khái niệm về tín dụng doanh nghiệp?
Đấy là những khoản vay tài chính cho đối tượng là doanh nghiệp.
Nó thường phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh hay sản xuất cho doanh nghiệp như:
- Bổ sung nguồn vốn lưu động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đang thiếu hụt của công ty.
- Mở rộng kinh doanh sản xuất: Mua mới đầu tư thêm máy móc thiết bị cố định, hay xây nhà xưởng để mở rộng mô hình.
- Tài trợ xuất nhập khẩu….
Những mục đích của doanh nghiệp cần mà không vi phạm pháp luật.
Và thường những khoản vay ấy của doanh nghiệp đều có giá trị lớn. Điều đó phụ thuộc nhiều vào quy mô và mục đích của từng doanh nghiệp khi sử dụng vốn. Mỗi quy mô và nhu cầu mục đích sử dụng khác nhau sẽ được các tổ chức tài trợ những hạn mức cũng khác nhau.
Thẩm định về tín dụng doanh nghiệp
Qúa trình thẩm định doanh nghiệp thường như thế nào?
Vậy thẩm định đối với tín dụng doanh nghiệp là sẽ làm những gì? Làm như thế nào và dựa trên đâu để tổ chức tín dụng cấp vốn vay cho doanh nghiệp.
Qúa trình thẩm định đối với doanh nghiệp chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn cá nhân vì các khoản vay của doanh nghiệp thường cao hơn rất nhiều so với khoản vay cá nhân.
Khi thẩm định cho doanh nghiệp các tổ chức sẽ thường chú ý đến một vài điểm dưới đây:
- Tính pháp lý của doanh nghiệp: giấy phép đăng kí kinh doanh, CMND của chủ doanh nghiệp, điều lệ công ty…
- Đánh giá hồ sơ tài chính của doanh nghiệp:
Qúa trình thẩm định doanh nghiệp thường như thế nào?
– Báo cáo tài chính hàng năm, tờ khai thuế VAT theo quy định của thuế. Để xác định quy mô của doanh nghiệp và doanh thu theo hàng tháng để làm nền tảng xác định khả năng trả nợ cho ngân hàng.
– Sao kê sổ phụ ngân hàng trong khoảng thời gian từ 6 tháng – 1 năm để đánh giá dòng tiền ra vào của một doanh nghiệp.
– Tài sản cố định của công ty: Điều này giúp cho các tổ chức tín dụng có thể xe xét được mức độ đầu tư của một doanh nghiệp và quy mô thực tế của doanh nghiệp.
– Giấy tờ chứng minh giá tri tài sản thế chấp: đó có thể là hóa đơn máy móc, hay sổ đỏ bất động sản, hay các hợp đồng khác của doanh nghiệp….Điều này sẽ cho các tổ chức tín dụng định giá được giá trị tài sản mà doanh nghiệp muốn thế chấp từ đó đưa ra con số về hạn mức phù hợp cho khách hàng.
Khái niệm về tín dụng cá nhân
Là những khoản vay cho cá nhân, không phải là doanh nghiệp. Thường nó phục vụ cho mục đích cá nhân như tiêu dùng, mua nhà, mua xe hay các vật dụng khác trong gia đình…
Và dĩ nhiên những khoản vay này sẽ không quá lớn và nhỏ hơn doanh nghiệp rất nhiều. Bởi mục đích sử dụng vốn của nó cũng không tiêu tốn quá nhiều tiền.
Cũng chính vì vậy mà quá trình thẩm định vốn đối với cá nhân thường nhanh chóng và đơn giản hơn. Thậm chí đối với 1 vài hình thức vay tín dụng khác thì sẽ có thể giải ngân trong vài giờ với thủ tục cực kì đơn giản.
Khái niệm về tín dụng cá nhân
Một vài hình thức tín dụng cá nhân:
– Vay theo lương: Là hình thức vay dựa trên hợp đồng lao động của bạn kí kết với công ty bạn đang làm việc. Ngân hàng sẽ đánh giá sơ bộ và dựa trên thu nhập hàng tháng được chứng minh qua sao kê để cấp hạn mức. Thường thì hạn mức đó có thể cấp từ 2-20 lần lương dựa trên năng lực tài chính của cá nhân bạn.
– Vay theo hợp đồng trả góp: Như hợp đồng trả góp mua xe, mua nhà hay mua những vật dụng khác có hợp đồng trả góp. Ở hình thức này khách hàng sẽ đưa ra hợp đồng tín dụng đang cần trả góp và ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để làm hạn mức và duyệt hồ sơ vay.
Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân:
Vì khoản vay nhỏ nên chắc chắn thời gian thẩm định của tín dụng cá nhân sẽ nhanh hơn so với doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên nó vẫn phải đảm bảo chắc chắn đúng và đủ quy trình mà tổ chức đó quy định.
Họ sẽ vẫn cần vài hồ sơ cơ bản như:
– CMND của cá nhân bạn, sổ hộ khẩu gia đình bạn, nơi cư trú hiện tại và nơi làm việc.
– Hợp đồng lao động nếu vay theo lương: Xét xem thời gian bạn làm việc ở công ty có đủ thời gian để cấp tín dụng. Mức lương kí trên hợp đồng là bao nhiêu.
– Sao kê ngân hàng của bạn trong những tháng gần đây để xem thực tế thu nhập và dòng tiền ra vào của bạn có ổn định và đủ khả năng trả nợ.
– Hợp đồng trả góp nếu bạn vay theo hình thức này, hay các tài sản đảm bảo khác. Bạn phải chứng minh được những tài sản đảm bảo đấy là của bản thân bạn.
Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân:
Tránh nợ quá hạn
Một trong những điều cơ bản để các nhân viên thẩm định hỗ trợ vốn cho khách hàng là sẽ kiểm tra lịch sử thanh toán nợ (CIC). Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp khi thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan đến tín dụng về vay hoặc phát hành thẻ đều sẽ được ghi nhận trên hệ thống CIC.
Đừng dại dột để nợ của bạn quá hạn và nhảy nhóm. Bởi tổ chức tín dụng sẽ rất coi trọng vấn đề ấy. Nếu bạn bị nhảy lên nợ nhóm 2 (từ 10-90 ngày) thì sẽ rất khó để được duyệt khoản vay như ý muốn. Và bạn sẽ không thể vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào nếu bạn bị nhảy lên nợ nhóm 3 (từ 90-180 ngày).
Hãy chú ý điều này bạn nhé.
Từ những phân tích trên của chúng tôi, bạn hãy chuẩn bị những điều cần thiết cho mình nếu bạn đang có dự định vay vốn nhé. Vì quan trọng mỗi hình thức vay sẽ có đặc điểm riêng, không giống nhau. Vì vậy hãy trang bị kĩ kiến thức cho mình từ bây giờ.