NGHỀ NUÔI CHIM YẾN GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ?
NGHỀ NUÔI CHIM YẾN GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ?
Nghê nuôi chim yến hiện nay đang được mở rộng rất nhiều. Vì không chỉ có lượng yến tự nhiên mà còn xuất hiện yến được nuôi. Nên dẫn tới thị trường tiêu thụ yến bị quá tải vì mặt hàng này. Người tiêu dùng bị hoang mang trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như nguồn gốc của món ăn này. Khi nuôi và có được tổ yến là cả một quá trình vất vả. Bởi nó có những mối nguy hiểm đe dọa và sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào.
Người theo ngành nghề này thì phải trong tâm thế vững vàng. Cũng như sẵn sàng chiến đấu với những khó khăn mà mình phải đối diện. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu những khó khăn thường gặp đối với nghê nuôi chim yến. Từ đó có thể có những biện pháp phòng hờ cho mình để kịp ứng phó.
NGHỀ NUÔI CHIM YẾN CÓ TIỀM NĂNG NHƯ THẾ NÀO?
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem ngành nghề này có điều gì mà thu hút được mọi đầu tư nhiều như vậy. Câu trả lời là nghề nuôi chim yến đang có tiềm năng phát triển là rất lớn. Việt Nam là một nơi có địa hình thuận tiện để khai thác ngành nghề này. Bờ biển của nước ta là rất dài, tới 3.440km đã tính chung luôn với các đảo. Kèm theo đó là các hòn đảo hơn 4.000. Có biển thì tất nhiên sẽ có núi, ở các eo vịnh có nhiều dãy núi được hình thành và nhô ra biển. Đây là những nơi thuận lợi cũng như có những lợi thế để phát triển nghề này.
Ngoài thu hoạch yến từ việc yến tự làm tổ ở các đảo. Thì những năm trở lại đây nghề nuôi chim yến trong nhà đã dần trở nên phổ biến. Mục đích thứ nhất của việc làm này là tạo được nhiều nguồn cung cấp tổ yến. Mục đích thứ hai là để phát triển thương mại một cách mạnh mẽ. Với mô hình này thì có tổng cộng 8.540 nhà yến đã và đang xây dựng và hoạt động. Nơi tập trung nhiều nhất của ngành nghề này là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đông Nam Bộ, và khu vực duyên hải miền Trung là nơi có nhiều nhà yến được hình thành tiếp theo.
63.400 kg là con số nói lên sản lượng của cả nước về yến sào thu được vào cuối năm 2018. Để dụ được chim yến đến sinh sống và xây tổ thì mọi người đã nghiên cứu và xây dụng mô hình nuôi yến tại nhà. Ở mô hình này thì các kỹ thuật như ấp nở chim yến theo kiểu nhân tạo. Sau khi nghiên cứu thành công thì tiến hành dẫn dụ chim yến đến những ngôi nhà đó. Họ đã bỏ thời gian ra nghiên cứu cách mà chim yến sinh sống tại đảo như thế nào và đem vào đất liền tiến hành như vậy. Nhờ vậy mà sản lượng yến sào thu được vào cuối năm 2018 đạt số lượng lớn như vậy.
CHIM YẾN RẤT DỄ BỊ TỔN THƯƠNG KHI KHÍ HẬU BỊ BIẾN ĐỔI:
Dựa theo sự phân tích của các nhà khoa học thì chim yến của Việt Nam được chia thành hai nhóm. Đó là chim yến tự nhiên, chúng phân bố ở môi trường tự nhiên tại các quần đảo. Chúng chỉ cư trú trong hang và hoàn toàn hoang dã. Vì vậy mà việc kiếm mồi của chúng sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn về điều kiện tự nhiên. Còn nhóm thứ hai là chúng được sinh sống trong môi trường tự nhiên do con người tạo nên.
Nhưng việc kiếm mồi để sinh sống của chúng thì hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên như những loại hoang dã. Từ đây có thể kết luận được rằng dù là chim yến thuộc môi trường thì nguồn thực phẩm chủ yếu mà chúng có được là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Chính sự phụ thuộc này mà chúng rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường tự nhiên. Nếu như khí hậu biến đổi đột ngột thì chúng sẽ bị tổn thương ngay.
Dấu hiệu để có thể dễ dàng nhận biết khí hậu đang biến đổi rõ rệt nhất đó là trái đất và khí quyển đang ngày càng nóng lên. Bên cạnh nóng lên thì mực nước cũng đang dần thay đổi, mực nước biển cũng dần đang dâng cao. Và các hệ sinh thái với chức năng hỗ trợ chúng cũng dần bị mất đi. Nhưng loài mà bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu đó là loài chim yến làm tổ ở khu vực ven biển. Hằng năm sẽ có những cơn bão kéo đến sẽ làm cho mực nước biển dâng lên. Thì nơi ở cũng như nơi hình thành chỗ ở mới của chúng bị suy giảm. Với những cơn bão bất ngờ như vậy thì đối với loài chim yến sẽ bị hoảng sợ và tăng thêm tính áp lực cho chúng.
Không chỉ chỗ ở bị ảnh hưởng không mà nơi để chim yến kiếm mồi cũng bị ảnh hưởng. Việc tìm kiếm thức ăn bị gặp khó khăn thì kéo theo sức khỏe của chim yến cũng bị ảnh hưởng. Các cơn gió lớn cũng làm cho tốc độ làm tổ của chim yến bị chậm đi. Nghiêm trọng hơn nữa là những cơn mưa to, kéo dài sẽ làm cho quá trình sinh sản của yến bị chậm đi. Ảnh hưởng cuối cùng là đến sự phát triển cũng như việc sản xuất ra tổ yến.
Chính vì vậy mà việc cấp bách hiện giờ đó là tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho chim yến. Giúp chúng có được điều kiện phát triển tốt cũng giống như việc bảo tồn loại chim quý hiếm này. Nghề lấy tổ chim yến được xem là một nghề với nhiều triển vọng tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó thì cũng góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng về sinh học cũng được bảo vệ.
Thu thập từ nhiều ý kiến cho rằng phải được cảnh báo sớm nhằm người dân có thể kịp thời khi khí hậu biến đổi. Đặc biệt là những nơi nuôi yến trọng điểm. Và những nơi dễ xảy ra biến đỏi khí hậu như ven biển và hải đảo. Một số biện pháp từ trước đến nay mà các đơn quản lý cũng như những điểm khai thác yến sào tại đảo. Thì những điều này cần được duy trì và mở rộng hơn nữa. Như xây đập chắn sông, hang yến được che bằng mái che lòng chảo, hay xây nhà trú đông cho cim yến. Giảm áp lực do sóng biển bằng cách căng lưới. Hay tích cực trồng cây để tạo thêm môi trường thức ăn đa dạng cho chim yến.
KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TIÊU THỤ YẾN SÀO:
Ngoài khó khăn về biến đổi khí hậu thì còn một khó khăn nữa đối với ngành yến sào. Đó là thị trường tiêu thụ đối với mặt hàng này. Đây là một vấn đề mà khiến các nhà đầu tư lo lắng và băn khoăn. Hiện nay sản lượng yến đưa ra thị trường là rất nhiều. Nhưng mà nơi tiêu thụ thì không có dẫn đến nhiều nhà yến phải bỏ cuộc và bán nhà yến lấy lại vốn. Hay nhiều nơi đã chấp nhận bán lẻ cho người sử dụng. Có như vậy thì người sản xuất mới có nguồn thu nhập ổn định được.
Với sản phẩm tung ra thị trường nhiều như vậy thì khiến cho giá cũng như việc mua của khách hàng trở nên không ổn định. Có nhiều người lợi dụng yếu điểm này mà ép giá đối với người sản xuất. Khiến cho người nuôn yến có thêm một khó khăn đáng suy nghĩ nữa.
Thêm một việc nữa là có rất nhiều nhà nuôi yến theo kiểu tự phát khiến cho các nhà quản lý về lĩnh vực này gặp khó khăn. Không được nhà quản lý thì các hộ này khong được cung cấp những thông tin bổ ích về ngành này. Hơn nữa bên cạnh việc nuôi yến thì việc bảo vệ sự sinh tồn của chúng cũng cần được bảo vệ. Nếu như không được bảo vệ thì chúng sẽ giảm đi số lượng cũng như nguồn hàng. Dẫn đến việc kinh doanh bị ảnh hưởng rất lớn.
Với những chia sẻ trên hi vọng bạn có thể tìm ra những giải pháp thích hợp và có hiệu quả. Giúp cho nghề nuôi chim yến không còn gặp khó khăn bất ngờ nữa.