Chúng tôi hân hạnh chào đón sự hợp tác từ quý vị!
0938 631303 0938 631303
KINH NGHIỆM BẢO DƯỠNG XE DỊP CUỐI NĂM

KINH NGHIỆM BẢO DƯỠNG XE DỊP CUỐI NĂM

KINH NGHIỆM BẢO DƯỠNG XE DỊP CUỐI NĂM

Càng tới cuối năm thì mọi người thường ngồi lại lên danh sách những việc cần làm để chuẩn bị đón một cái Tết sung túc. Và bảo dưỡng xe máy cũng là một việc nằm trong danh sách ấy. Hãy cùng xem ngay 5 kinh nghiệm bảo dưỡng xe dịp cuối năm mà bạn không thể bỏ qua trước khi mang xe của bạn đi bảo dưỡng nhé.

Kinh nghiệm chọn cửa hàng bảo dưỡng xe máy

Những ngày cận Tết là khoảng thời gian “kiếm tiền” của những cửa hàng mua bán và sửa chữa xe máy. Đây là khoảng thời gian mà ai ai cũng đi bảo dưỡng xe máy của mình để đảm bảo phục vụ tốt hơn trong những ngày đầu năm mới. Mọi người thường cho rằng chọn những cửa hàng lớn để bảo dưỡng xe máy thì chất lượng sẽ được đảm bảo. Nếu bạn là một người nắm chắc những kiến thức về xe máy thì đây không phải là một điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ bị một vài người chặt chém bạn không thương tiếc. Chính vì thế, bạn phải có một số kinh nghiệm bảo dưỡng xe nhất định trong việc chọn cửa hàng để bảo dưỡng xe máy.

Những cửa hàng lớn chưa chắc mang đến chất lượng tốt. Mọi người thường có quan niệm chọn những cửa hàng lớn để bảo dưỡng xe máy thì chất lượng sẽ được đảm bảo. Đây là một quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Vì sao lại như thế?

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam 2

Kinh nghiệm chọn cửa hàng bảo dưỡng xe máy

Những cửa hàng lớn thì chắc chắn đội ngũ chuyên viên sửa chữa xe máy sẽ đầy đủ và chuyên nghiệp hơn. Nhưng cửa hàng càng lớn thì lượng khách sẽ càng đông nên đôi khi, xe của bạn không được thợ xem xét thật chi tiết và rất có thể sẽ bị bỏ qua những chi tiết nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng khi bảo dưỡng xe máy. Điều này có thể sẽ khiến cho xe của bạn bị hỏng và xảy ra vấn đề sau khi đã được bảo dưỡng. Mặc khác, chi phí bảo dưỡng ở những cửa hàng lớn chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Bạn cũng nên lưu ý vấn đề này để có kinh nghiệm bảo dưỡng xe cho những lần sau.

Thay vào đó nên chọn những cửa hàng bảo dưỡng xe máy thân quen. Bạn sẽ không cần phải lo đến vấn đề bị “chặt chém” hay chất lượng khi bảo dưỡng xe máy ở những cửa hàng quen. Bên cạnh đó, những người thợ sửa xe thân quen đó sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất để bảo quản tốt hơn chiếc xe của mình.

Kinh nghiệm “chữa đúng bệnh” cho xe máy

Kinh nghiệm bảo dưỡng xe tiếp theo đó là trước khi mang xe máy đi bảo dưỡng hay sửa chữa, bạn cần biết được “bệnh” của xe. Để tránh những trường hợp thợ qua mặt hay gợi ý sửa những thứ không đáng sửa. Trường hợp này xảy ra rất thường xuyên khiến nhiều người bị mất tiền oan. Nếu bạn là nữ giới thì tốt nhất hãy nhờ bố, chồng hoặc bạn trai… xem xét chiếc xe trước khi đem đi bảo dưỡng. Dưới đây là một số bộ phận xe máy bạn cần kiểm tra trước khi đi bảo dưỡng xe máy:

Bu-gi: Trong quá trình vận hành thì bộ phận đánh lửa của xe rất dễ bị hư hỏng. Nếu bạn để ý có đôi lần xe không nổ máy, đến tiệm sửa xe họ sẽ bảo bạn thay bu-gi có phải không? Nhiều trường hợp thì đúng là cần thay Bu-gi thật, nhưng cũng có những trường hợp bu-gi vẫn còn dùng tốt nhưng thợ vẫn bảo bạn nên thay. Nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề này thì chắc chắn bạn sẽ mất tiền thay một chiếc bu-gi khi chiếc cũ vẫn còn hoạt động tốt. Bạn để ý, nếu Bu-gi vẫn có màu vàng tươi, khô ráo thì vẫn còn dùng tốt và không cần thay nhé.

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam 5

Kinh nghiệm “chữa đúng bệnh” cho xe máy

Ắc quy: Ắc –quy thông thường sau 2 năm mới cần thay 1 lần, đây là điều bạn cần nhớ để không bị những người thợ sửa xe qua mặt. Nếu xe máy của bạn dùng Ắc – quy nước thì bạn chỉ cần bảo thợ sửa xe đổ axit vào bình mỗi khi bình cạn thôi.

Xích xe: Xích xe hoạt động lâu ngày sẽ bị chùng xuống và những thợ sửa xe chỉ cần một cài thao tác đơn giản là đã có thể xử lí được điều này rồi.

Lốp xe: Nếu vỏ bánh xe vẫn còn các tia và ở cùng mức với các gờ thì bạn chưa cần phải thay lốp xe đâu nhé.

Dầu xe: Nếu mức dầu xe dưới 1/3 que thử nhớt hoặc dầu có mùi khét thì bạn nên thay dầu xe nhé.

Hỏi giá trước khi thay thế phụ tùng xe

Một trong những kinh nghiệm bảo dưỡng xe quan trọng đó là hãy hỏi giá trước khi sửa chữa hay thay thế. Bởi vì có những phụ tùng giá rất rẻ nhưng vì mình không biết nên các cửa hàng sẽ kê giá lên rất nhiều. Đây là việc hết sức bình thường và cũng là việc bạn nên làm để tránh rơi vào tình thế “đã rồi” và bị “hét giá” một cách quá đáng.

Bão dưỡng định kì các bộ phận nào của xe?

Định kỳ 4 tháng/ lần bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo an toàn và tránh những “bệnh” lặt vặt. Như vậy thì một năm bạn chỉ cần đi bảo dưỡng 3 lần là có thể hoàn toàn yên tâm về chiếc xe của mình. Và thời điểm cuối năm là thời điểm cần thiết để bảo dưỡng định kì xe trước khi về quê ăn tết.

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam 6

Bão dưỡng định kì các bộ phận nào của xe?

Bảo dưỡng yên xe

Bộ phận chúng ta tiếp xúc nhiều nhất trên xe chính là yên xe. Đây cũng là chi tiết chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết với diện tích tiếp xúc lớn khiến cho phần yên này nhanh bị bào mòn và bạc màu.

Đầu tiên, hãy dùng khí nén để loại bỏ những bụi bẩn bám vào yên xe. Việc này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ vì nếu không sạch thì những hạt bụi tích tụ lâu ngày sẽ cào xước bề mặt da. Sau đó, dùng chất tẩy rửa xe chuyên dụng và dùng khăn khô lau sạch lại một lần nữa để loại bỏ hóa chất trên xe.

Kiễm tra ắc-quy

Mặc dù bộ phận ắc-quy nằm dưới yên xe sẽ không cần phải bảo dưỡng thường xuyên nhưng việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng của ắc-quy sẽ giúp quá trình sử dụng được lâu hơn.

Khi chạy được một thời gian, nếu có hiện tượng máy đề yếu hoặc sau vài tuần không sử dụng xe thì bạn nên nạp điện cho ắc-quy thay vì để nó phóng điện (có thể gây hại cho bình). Trong trường hợp bạn sử dụng bình ắc-quy axit, hàng tháng nên chủ động kiểm tra mức dung dịch trong bình. Cần bổ sung nước cất hoặc đã khử ion khi cần thiết.

Kiểm tra và thay thế các linh kiện đã quá cũ

Theo quy định của từng hãng, từng loại xe khác nhau, nhưng thông thường sau 16.000 km chạy xe thì nên thay mới bu-gi. Vì vậy, cách tốt nhất là nên nghiên cứu sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe, hoặc có thể ra các của hàng sửa chữa chuyên nghiệp nhờ tư vấn. Một chi tiết quan trọng của xe tay ga là dây đai truyền động. Áp lực sau một thời gian dài hoạt động kèm với điều kiện làm việc khắc nghiệt thì sẽ không tránh khỏi việc bị nứt, gãy, thoái hóa. Hãy thử tưởng tượng chuyện khủng khiếp gì sẽ xảy ra khi bạn đang vượt một chiếc ô tô nào đó nhưng bất ngờ dây đai bị đứt?

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam 7

Kiểm tra và thay thế các linh kiện đã quá cũ

Lọc gió

Trước khi động cơ được đốt cháy từ khoang nhiên liệu thì bộ phận lọc gió sẽ đưa luồng không khí sạch vào để giúp làm sạch và làm mát. Nếu hệ thống lọc gió bẩn sẽ làm giảm sự hoạt động của động cơ, không đốt cháy hết được nhiên liệu và gây hao xăng.

Thông thường cứ khoảng 10.000 km hoạt động thì chúng ta kiểm tra lọc gió một lần, nhưng tùy vào các dòng xe và các loại lọc gió khác nhau mà chúng ta nên đưa đi bảo dưỡng cho phù hợp.

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam

Lọc gió

Kiểm tra lốp

Công đoạn không kém phần quan trọng trong quá trình chăm sóc xe là kiểm tra phần lốp của xe. Việc lái xe có lốp bị mòn quá mức sẽ gây nguy hiểm khi di chuyển trên đường như bị phồng khi quá nhiệt có thể gây nổ… Vì vậy, nếu cảm thấy có sự bất thường khi di chuyển, cần đem xe ra các đại lý, cửa hàng sửa chữa uy tín để kiểm tra ngay.

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam 4

Kiểm tra lốp

Kiểm tra, thay nhiêu liệu định kỳ cho xe

Kinh nghiệm bảo dưỡng xe phổ biến nhất mà ai ai cũng biết đó là thay nhớt xe định kỳ. Dầu (nhớt) xe là nhiên liệu quan trọng để tuổi thọ động cơ được tăng lên và vận hành một cách trơn tru. Chúng ta nên thay dầu (nhớt) xe sau khi chạy được 1.500km để tối ưu hóa máy móc thiết bị của xe

Mỗi dòng xe có một thông số máy móc riêng, vì vậy nên chọn các loại dầu nhớt chuyên dụng, đúng với dòng xe đang chạy cho phù hợp.

Bạn nên lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chính hãng, chất lượng, có thương hiệu để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy móc và kéo dài tuổi thọ phương tiện.

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam

Kiểm tra, thay nhiêu liệu định kỳ cho xe

Thay dầu máy

Khả năng bôi trơn của xe giảm dần khi dầu máy trong xe kém chất lượng. Để xe luôn vận hành êm ái, cứ định kỳ khoảng 2.000-3.000 km thì người sử dụng cần thay dầu cho xe. Hoặc sau khi xe bị ngập nước bạn cũng nên thay dầu xe. Hãy chọn loại dầu theo đúng tiêu chuẩn của hãng xe quy định.

Kinh Nghiem Bao Duong Xe Dip Cuoi Nam 3

Thay dầu máy

Thay dầu phanh và má phanh

Để giúp xe giảm tốc, nhà sản xuất thiết kế má phanh. Đây là bộ phận chuyển đổi từ động năng thành nhiệt năng, vì vậy theo thời gian có thể bị mòn dần.

Trong quá trình hoạt động dầu phanh có thể bị nhiễm tạp chất sinh ra bọt khí, làm giảm ma sát khiến phanh cứng, giật, không đảm bảo an toàn khi điều khiển xe. Vì vậy, sau mỗi 15.000 – 20.000 km bạn nên kiểm tra thay dầu phanh, thay mới má phanh để đảm bảo an toàn.

Dầu láp      

So với dầu máy thì dầu láp ít hao mòn hơn. Do dầu láp khô cộng với việc bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống truyền động và gây ra tiếng ồn lớn. Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý thay dầu láp thường xuyên. Nên thay dầy láp 1 lần sau 3 lần thay dầu máy.

Trên đây là những kinh nghiệm bảo dưỡng xe mà chúng ta nên lưu ý để đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng xe. Bảo dưỡng xe máy là việc nên được thực hiện thường xuyên theo chu kỳ. Ngoài ra, khi có bất kỳ một tình huống nào khác xảy ra chúng ta nên đem xe đi bảo dưỡng ngay. Để có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời tránh hư hỏng và đảm bảo tuổi thọ của xe. Cũng như tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.

 

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai.

Image

Hotline

1900 638 036

Image

Thời gian làm việc

Thứ Hai đến thứ Sáu từ: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy, chúng tôi làm việc đến 12:00

Image

Địa chỉ

27 Hồ Văn Huê, P.9, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

0938 631 303